Trong văn hóa Bộ Không đuôi

Ếch xuất hiện trong nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, và trong văn hóa đại chúng. Chúng có xu hướng được mô tả là những con vật tốt bụng, xấu xí, và vụng về, nhưng có tài năng tìm ẩn. Một vài ví dụ bao gồm Michigan J. Frog, "Hoàng tử ếch", và Kermit the Frog.

Cóc lại được mô tả chủ yếu về điều xấu. Trong những truyện cổ tích châu Âu, nó bị cho rằng là phụ tá của phù thủy và có sức mạnh ma thuật. Chất độc từ da chúng được sử dụng để chế biến thuốc độc, nhưng cũng được dùng để tạo ra thuốc trị các căn bệnh ma thuật cho con người và động vật. Cóc cũng liên kết với quỷ dữ, trong Thiên đường đã mất của John Milton, Satan đã sai một con cóc đổ chất độc vào tai Eve.[18]

Người MochePeru cổ đại tôn thờ những động vật này, và thường mô tả chúng trong nghệ thuật của họ.[19] tại Panama, truyền thuyết địa phương cho rằng may mắn sẽ đến với bất cứ ai phát hiện ra một con ếch vàng Panama. Vài người tin rằn khi một con ếch vàng Panama chết, nó sẽ biến thành một lá bùa được biết đến như huaca. Ngày nay, mặc dù đã tuyệt chủng hầu hết trong tự nhiên, ếch vàng Panama vẫn là một biểu tượng văn hóa quan trọng và có thể được tìm thấy trên vải trang trí Molas được thực hiện bởi người Kuna. Chúng cũng xuất hiện trên cầu vượt tại thành phố Panama, trên áo thun hay thận chí vé số.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ Không đuôi http://www.britannica.com/EBchecked/topic/220611 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/29023 http://www.etymonline.com/index.php?term=frog http://books.google.com/?id=Qr6_q-chR6MC&pg=PA7&lp... http://edoc.ub.uni-muenchen.de/1521/1/Koehler_Sonj... http://home.gwu.edu/~rpyron/publications/Pyron_Wie... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15486254 http://books.google.no/books?id=CzxVvKmrtIgC&pg=PA...